Les Rois du monde – Kings of the world

Les Rois du monde – Kings of the world

Như 1 thói quen, khi giai điệu của Les Rois du monde vang lên, chợt trong lòng có những cảm giác hối thúc, tràn đầy sức sống và quyết tâm chiến đấu với muôn vàn khó khăn trước mắt.

Lần đầu nghe bài này đã là rất rất lâu, từ thời Quick & Snow Show, nhưng lúc xưa chỉ thấy nó hay, giai điệu cuốn hút nhưng không hiểu và không biết cách tìm kiếm để lưu lại. Rồi thời gian trôi qua bị cuốn theo cuộc sống bận rộn mỗi ngày, chợt 1 ngày trong đầu hiện lên giai điệu này để cho vào Collection nhạc Pháp của playist Youtube. Có cơ duyên tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của bài hát và phát hiện rằng Les Rois du monde có ý nghĩa cực kỳ tuyệt vời.

Les Rois du monde là bài single thứ 2 của nhóm được viết cho vở Nhạc kịch Roméo et Juliette: de la Haine à l’Amour được biên soạn bởi Gérard Presgurvic.
Phần hay ở đây là ý nghĩa của lời bài hát, khi nhắc đến Roméo et Juliette, mọi người thường nghĩ rằng mọi thứ liên quan đều sẽ xoay quanh tình yêu nam nữ. Nhưng, “Les rois du monde” khai thác ở 1 khía cạnh khác.

Giai điệu rộn ràng, tiết tấu nhanh, hồi thúc, lời bài hát nói về “sự nổi loạn” của tuổi trẻ, mong muốn khát khao cháy bỏng của sự thể hiện bản thân. Nổi bật nhất qua đoạn diệp khúc (Chorus)
“Chúng ta thương yêu nhau, sống với nhau lẫn ngày và đêm.
Có ích gì để tồn tại trên trái đất nếu chỉ để nhận một cuộc sống quỳ phục.
Ta biết thời gian trôi như một cơn gió, được sống, điều đó mới thực quan trọng.
Chúng ta không phải là kẻ xấu, chúng ta biết rõ điều chúng ta làm không hề xấu.”

Được sống – điều đó mới thực quan trọng, chúng ta hôm nay “đã sống” hay “đã chết”? Sống để cảm nhận, sống để nổi loạn và không như những vị vua ở trên cao, những người sẽ “cô đơn, sợ hãi, chán chường”, và suốt ngày chỉ “phòng vệ, tính toán, gian xảo”.

Tuổi tác không quyết định sự trẻ, sự sống của bạn. Vậy nên có chăng là 18, 25, 30, 40 hay hơn nữa, bạn liệu có “sống” như bạn hằng mong ước?

Cùng mình cảm nhận bài gốc được biểu diễn bởi Philippe d’Avilla, Damien Sargue and Grégori Baquet:

Version trong nhạc kịch:

Còn nếu bạn muốn 1 version rock hơn, năng động hơn thì hãy thử nghe:

hoặc

Tản mạn Đôi bờ [Nhạc Ý] & Đôi bờ [Nhạc Nga] – Chất thơ từ câu từ của người xưa!

Tản mạn Đôi bờ [Nhạc Ý] & Đôi bờ [Nhạc Nga] – Chất thơ từ câu từ của người xưa!

“Hỡi non cao, ơi sông sâu, đời bể dâu..”
“Một dòng sông sóng nước long lanh – Đôi bờ đâu cách xa”

Về xuất xứ,

1. Đôi bờ [Nhạc Ý] tên gốc là Che Sarà/Qui Saura, là một bài hát nói về nỗi nhớ thương của những người phải tha hương về đất nước mến yêu của họ.
Che Sarà – What will be will be – Điều gì, điều gì sẽ xảy ra ?

2. Đôi bờ [Nhạc Nga] tên gốc là Два берега. Bài hát nói về một mối tình của 1 cô gái với chiến sĩ ở ngoài mặt trận, nhưng mối tình này không được trọn vẹn vì người chiến sĩ đã hi sinh. Tuy nhiên, cô gái vẫn hy vọng, vẫn đợi chờ và vẫn kiên định đợi chờ.

Về tầng nghĩa,

1. Bài Đôi bờ [Nhạc Ý] được Cố nghệ sĩ Lữ Liên viết lại lời Việt cho con là cố ca sĩ Lã Anh Tú. Với ca từ mang hơi hướng yêu thương, đầy chất thơ, là tình yêu của đôi trai gái bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý, chỉ có thể nhớ nhau, gặp nhau trong những giấc mộng

[Đêm qua anh mơ thấy em yêu đến trong mộng buồn]

…nhưng nhạc sĩ cũng đưa vào rất nhẹ nhàng một nỗi niềm nhớ quê hương xa xứ.

[Buồn thương thân, lang thang quê người trọn kiếp lưu đày]

2. Có lẽ bài Đôi bờ [Nhạc Nga] này được nhiều người biết đến hơn, từ thời các bậc ông bà cha mẹ thì khá quen với nhạc Nga/Liên Xô cùng mối liên hệ giữa Xô-Việt khắn khít từ xưa.

Bài Đôi bờ [Nhạc Nga] được phổ lời việt và trình bày bởi nghệ sĩ Thảo Vân, có cả tiếng Nga và tiếng Việt trong bài hát.

“Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tớiCây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời”

Tầng nghĩa của bài này khá rõ ràng, cũng là tình yêu đôi lứa nhưng đầy chất chứa những nội tâm của một cô gái đang yêu, muốn được yêu và mong chờ người yêu huy hoàng trở về.

“Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết thaMột dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.”

Cảm nhận cá nhân,

Khi nghe hết tất cả các Version của 2 bài, từ bài nhạc gốc và qua các ca sĩ thể hiện, ngày càng nghe thì mình lại yêu thích bản Đôi bờ [Nhạc Ý] nhiều hơn, từ câu từ, chất thơ cũng như những ẩn ý mà các nhạc sĩ đã viết và để lại lời dịch, mà điều này ít thấy trong các bài hát hiện đại ngày nay.

“Nếu xuân nào ngày trở về liệu rằng em
Còn yêu anh như khi chúng ta mới yêu thương nhau
Ngại đôi khi bão táp đã khiến núi sông cách ngăn cho em thay lòng
Tình ly tan cho ước thề mộng cũ phai tàn”

Cái hay của âm nhạc là nói lên nỗi lòng của nhiều người, cuộc đời mỗi người 1 quyền sách khác nhau, tuy nhiên đâu đó có những sự đồng điệu, mang đến cho ta những hồi ức, những kỷ niệm đẹp của thời thanh xuân.

Nếu có thể, bạn thử tìm kiếm và nghe đầy đủ các bài Đôi bờ [Nhạc Ý] & Đôi bờ [Nhạc Nga] nhé. Lựa 1 không gian yên tĩnh, nghe và cảm nhận từng câu từ, chậm rãi, và … hạnh phúc!

PS: Gợi ý 1 số Version mình đã nghe và cảm
1. Đôi bờ [Nhạc Ý]:
– Bản gốc: Che Sarà – Điều gì sẽ đến trong cuộc đời tôi

– Bản của Trúc Nhân thể hiện

– Bản của Lã Anh Tú thể hiện

– 1 số bản bạn có thể nghe thêm của Lê Cát Trọng Lý, Lân Nhã, …

2. Đôi bờ [Nhạc Nga]
– Bản gốc tiếng Nga
– Bản có tiếng Nga + Việt: Thảo Vân
– Bản của Yên Hà thể hiện